Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Nếu ai có dịp về vùng sông nước Cái Ngang chắc hẳn sẽ nghe nói đến Thư viện tư nhân Tứ Hưng của anh Huỳnh Tấn Hưng ở ấp 8 xã Mỹ Lộc- Tam Bình- Vĩnh Long. Một thư viện độc đáo, hiếm hoi, duy nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long mà cánh làm báo gọi là “Thư viện Nông Dân”. Điều đó được chứng minh bởi sự phát triển , tồn tại và duy trì hoạt động trong nhiều năm qua với mục đích phục vụ cho bà con nông dân ở vùng nông thôn sâu ngày càng được mở mang kiến thức.


Quang cảnh phục vụ tại thư viện tư nhân Tứ Hưng (xã Mỹ Lộc, huyện Tam Bình)

Anh Huỳnh Tấn Hưng là một người nông dân chân chất, thật thà nhưng trong Anh toát lên nỗi niềm đam mê tột bựt đó là sách và sự đam mê của Anh đã lan truyền đến những người nông dân lam lũ khác bằng những trang sách mang nhiều tri thức trong khung trời kiến thức bao la. Vùng đất này 12 năm về trước chưa có lộ nên việc đi lại cách trở khó khăn, cơ sở vật chất văn hóa còn thiếu thốn, Anh đã nghỉ ra việc đưa sách báo về cho quê nhà bằng cách cùng với chính quyền địa phương xã, ấp lấy nhà mình làm điểm đọc sách của ấp, rồi đến ý tưởng xây dựng tủ sách gia đình, từ đó Anh dần dần tích góp sách đến năm 2009 trở thành Thư viện Tứ Hưng, một thư viện độc đáo dành cho nông dân quê mình.

Để làm được điều đó hàng tháng anh đều dành dụm chút ít tiền và thời gian lặn lội khắp nơi từ huyện, tỉnh đến thành phố Hồ Chí Minh để xin sách. Ở đâu có nguồn sách là anh xin, bởi anh là nông dân nghèo không có tiền mua sách. Chỉ tích khoảng chi mà vợ chồng anh bỏ ra để làm lộ phí cho anh đi xin sách khắp nơi đã mệt rồi, cho nên anh phải dè xén chi tiêu, tính toán chi li để đỡ tiền chỡ sách về quê cho bà con tham khảo.

Anh Huỳnh Tấn Hưng cho biết trong những năm qua thư viện của Anh đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ của đơn vị và cá nhân trong, ngoài tỉnh như: Sách Pháp luật của Phòng Tư Pháp huyện; Sách báo luân chuyển của thư viện huyện và hiện nay Thư viện tỉnh luôn chuyển sách 4 tháng 1 lần… tính đến nay thư viện Tứ Hưng đã có trên 3.000 đầu sách các loại để phụ vụ mỗi ngày cho trên 20 người đến đọc hoặc mượn về xem khi rãnh rỗi. Đặc biệt là Công ty TNHH- TM Thép Việt và Công ty TNHH- TM Thép povina đã tài trợ 20 triệu đồng để mua sắm trang bị cho thư viện. Ngoài ra tháng 12/2012 vừa rồi thư viện đã được Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam tại Hà Nội chuyển về tài trợ 408 quyển sách, trong đó có 204 sách nông nghiệp và 204 sách giáo khoa các loại và đại diện đơn vị này hứa sẽ tiếp tục tài trợ vốn sách ban đầu hàng năm cho thư viện.

Được như ngày hôm nay phần lớn là do sự yêu thích và nổ lực hết mình của gia đình anh nhưng bên cạnh còn có sự tác động không kém phần quan trọng khác khi anh ra Hà Nội báo cáo mô hình thư viện tư nhân ở nông thôn, nhiều người đã cảm động và đồng tình giúp Anh tìm nguồn sách, trong đó có ông Huỳnh Vĩnh Ái, Thứ trưởng Bộ VHTTDL.

Nhìn những tủ sách, kệ sách khá đầy đủ các thể loại được trưng bày trong thư viện như kiến thức nông nghiệp, sách pháp luật, sách giáo khoa cho đến tiểu thuyết và sách dành cho tuổi mới lớn… tôi rất khâm phục và tự hào về anh và người vợ hiền thục, đảm đang luôn giúp đỡ anh trong mọi công việc, từ việc đồng án ruộng vườn, chăm sóc các con cho đến việc sẳn sàng để chồng sử dụng ngôi nhà làm thư viện miễn phí hoàn toàn cho bà con. Mỗi khi khách đến mượn hoặc đọc sách đều được vợ chồng và các con anh nhiệt tình, vui vẻ, tiếp đón đối xử như người thân, thỉnh thoảng có chút đỉnh “cây nhà lá vườn” còn đem ra đãi khách, cốt mong cho bà con đến với thư viện càng đông càng vui và kiến thức của người nông dân cũng như các em học sinh luôn được mở rộng. Không những thế vào đêm 30 dương lịch hàng tháng anh chị dùng khoảng trống còn lại của thư viện để làm sân khấu biểu diễn đờn ca tài tử cho chính những người nông dân ở đây giao lưu với những tay yêu thích văn nghệ ở xóm chợ Cái Ngang hoặc các xóm lân cận khác đến.

Tôi hỏi anh sẽ được hưởng lợi gì khi bỏ ra công sức, tiền bạc và cả tài sản gia đình mà không thu vào bất cứ khoảng nào từ bạn đọc thì được anh trả lời rất chân thật là cái lợi lớn nhất là được mang kiến thức về phục vụ cho bản thân và bà con nơi đây, kế đó là 7 đứa con của anh đang trong tuổi ăn học, vô cùng thiếu thốn về điều kiện văn hóa. Vì vậy, đối với anh sách chính là con đường gần nhất đưa các con anh đến với khung trời kiến thức, trí thức. Thật vậy, ngày nay tôi thấy anh rất mãn nguyện mặc dù gia đình còn rất nhiều khó khăn về kinh tế bởi thu nhập hàng năm của 5 công ruộng, 5 công vườn chẳng bao nhiêu nhưng trong 7 đứa con của anh đã có 1 đứa đang học đại học y khoa, 3 đứa đại học kinh tế, nông nghiệp. Đó là kết quả từ sự ảnh hưởng của anh trong việc đam mê sách làm cho các con của anh thêm yêu sách và chăm chỉ học hành.

Hiện tại “Ngôi nhà thư viện” của anh đã trở nên chật chội và thấp do con lộ phía trước được nâng lên khá cao. Tôi hỏi anh có phương án gì để khắc phục thì anh cho biết rất muốn nâng trần và nền cho cao ráo thoáng mát để bà con đến đọc sách thoải mái hơn nhưng hiện tại khả năng tài chính của anh rất khó khăn bởi phải dành dụm để lo cho các con ăn học nên chưa biết phải tính sao vả lại sách tài trợ mới về cũng không đủ kệ trưng bày ra cho bà con đến tham khảo đúng là “lực bất tòng tâm”.


Từ giả vợ chồng anh Huỳnh Tấn Hưng dưới ánh nắng chiều vàng đẹp cuối đông. Nhìn những chặn hoa vạn thọ anh chị trồng thẳng hàng trước sân thư viện đang vươn cành xanh lá, tôi chợt nghĩ đến những đứa trẻ vùng quê nghèo thuần nông này rồi đây sẽ thẳng hàng vững bước đi xa hơn, cao hơn. Trong đó, một phần nhờ vào những trang sách của anh mang về chắc chiu để hôm nay trở thành thư viện Tứ Hưng, thư viện của người nông dân phục vụ cho chính những người nông dân quê mình.


                                                                          Nguồn: http://htb.vinhlong.gov.vn
             
                

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu người đọc cũng như đưa thông tin về cơ sở, trong năm ngành đã bố trí kinh phí cho hoạt động Thư viện 60 triệu đồng để mua sách báo cho thư viện và phòng đọc, tính đến nay đã bổ sung 1.281 bản sách, 23 loại báo, tổng trị giá 85,75 triệu đồng. Nâng đến nay thư viện huyện có 23.803 bản sách, trên 50 loại báo. Hệ thống thư viện từ huyện đến cơ sở phục vụ 252.000 lượt bạn đọc với 364.428 lượt sách báo luân chuyển. Trong đó: Thư viện huyện: 21.849 lượt bạn đọc, với 31.888 lượt sách báo luân chuyển, cấp mới 24 thẻ bạn đọc, nâng đến nay đã cấp 2.489 thẻ bạn đọc.
Thư viện còn tổ chức trưng bày triển lãm sách 03 cuộc số lượng 1.090 bản sách, 01 cuộc hội báo xuân năm 2013 với 100 loại báo (phục vụ kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Đảng 3/2, mừng Đảng, mừng xuân Quý Tỵ; kỷ niệm 123 năm ngày sinh của Bác Hồ 19/5; kỷ niệm 68 năm cách mạng tháng 8, quốc khánh 2/9; 100 năm ngày sinh giáo sư viện sĩ Trần Đại Nghĩa), phục vụ 4.450 lượt bạn đọc và khách tham quan.
Ngoài ra thư viện còn giới thiệu sách mới trên đài, trên tờ tin, trang Web được 24 lượt – 64 tên sách. Đặc biệt tháng 8 năm 2013 thư viện tiếp nhận máy tính của dự án Bill tài trợ để phục vụ về “ Nâng cao khả năng sử dụng máy tính trong truy cập Internet tại công cộng ở Việt Nam”. Đã tiếp nhận 15 máy tính, 01 máy in (trong đó tại Thư viện huyện 10 máy tính, 1 máy in; tại phòng đọc ở Nhà văn hóa của xã Ngãi Tứ 05 máy tính), hiện đã đưa vào phục vụ nhân dân ở địa phương, tính đến nay đã phục vụ 666 lượt người truy cập.

Quan cảnh bạn truy cập máy tính tại thư viện
Theo đó, ngành cũng đề xuất Thư viện tỉnh xem xét tăng bản sách cấp từ chương trình mục tiêu cho thư viện huyện và tài trợ thêm sách cho các phòng đọc các nhà văn hóa để đảm bảo đủ đầu sách phục vụ tốt nhu cầu người đọc. Đồng thời đề xuấtỦy ban nhân dân huyện xem xét có chính sách hỗ trợ cho người quản lý điểm đọc sách ấp - khóm để tạo động lực thúc đẩy quản lý cũng như phục vụ tốt nhu cầu đọc sách báo của người dân.

CN.
Nguồn: http://www.htb.vinhlong.gov.vn

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013



Hơn 10 năm nay, ông Huỳnh Tấn Hưng ở Mỹ Lộc (H.Tam Bình, Vĩnh Long) vẫn kiên trì lặn lội khắp nơi xin sách báo về phục vụ người dân quê mình. Ông là nông dân hiếm hoi ở ĐBSCL đứng ra thành lập thư viện tư nhân ở vùng quê hẻo lánh.
Ông Huỳnh Tấn Hưng trong thư viện của mình
Bảng hiệu nhỏ bằng gỗ đề “Thư viện tư nhân Tứ Hưng” treo phía trên hiên ngôi nhà lợp lá khiến người qua lại con đường quê cong quẹo ở ấp 8 phải chậm lại nhìn. Bên trong căn nhà không cửa là những kệ sách được kê tươm tất. Ngay lối ra vào là dãy bàn đá, nơi nam phụ lão ấu xa gần đến quây quần bên những quyển sách. Cha bị rắn cắn phải đi thầy thuốc, cậu bé Huỳnh Tấn Chơn (13 tuổi) được phân công ở nhà trông coi thư viện với trên 3.000 quyển sách các loại. Hơn 10 năm nay, nhà ông Huỳnh Tấn Hưng (51 tuổi) lúc nào cũng có người túc trực hướng dẫn, đón tiếp bà con tới tìm sách như thế.

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013



           
Quan cảnh phục vụ máy tính tại thư viện huyện Tam Bình
Nhằm giúp cho cộng đồng dân cư có thu nhập và văn hóa chưa cao, không có khả năng tự trang bị máy tính và chi trả phí đường truyền Internet để ứng dụng công nghệ thông tin vào cuộc sống, dần xóa bỏ khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Ban quản lý dự án BMGF (Viết tắc từ Bill & Melinda Gates Foundation - là tổ chức Phi chính phủ, hoạt động với mục đích nhân đạo, phi lợi nhuận) đã tiến hành khảo sát đánh giá nhu cầu về việc sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại 14 tỉnh (Bước 2&3 – Giai đoạn II). Dự án hỗ trợ 10 máy tính cho các thư viện huyện, và 05 máy tính cho các thư viện xã, Phòng đọc NVH xã. Ngoài ra, còn hỗ trợ kết nối Internet miễn phí, mỗi thư viện huyện, xã được hỗ trợ 01 máy in. Sáng ngày 26/01/22013 đoàn đã di chuyển đến và tập huấn tại tỉnh Vĩnh Long. Vào sáng ngày 29/01/2013 đến huyện Tam Bình và phỏng vấn ông Lê Tiến Dũng – Chủ tịch UBND huyện Tam Bình, phỏng vấn ông Nguyễn Văn Kha – Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện về những nhu cầu về việc sử dụng máy tính và truy cập Internet, và tiến hành khảo sát 02 nhân viên thư viện huyện, khảo sát 15 người đến và chưa đến thư viện.


I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH:
Thư viện huyện Tam Bình
Thư viện huyện Tam Bình là một thư viện công cộng thuộc Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tam Bình nằm trong khuôn viên của Phòng Văn hóa huyện, địa chỉ thuộc khóm 2, thị trấn Tam Bình, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Với đặc điểm gần chợ huyện, nơi tập trung đông dân cư, gần các phòng ban, ngành huyện, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề, thư viện đã thu hút được nhiều độc giả đến thư viện với đủ các thành phần là học sinh, giáo viên, các cán bộ thuộc các ban, ngành huyện, người buôn bán nhỏ,… đến đọc, tra cứu thông tin từ sách, báo.
Thư viện đưa vào hoạt động tháng 3/ 1993, với nguồn sách ban đầu khoảng 160 bản sách do các nhà hảo tâm tặng. Vừa mới thành lập nên giai đoạn này về cơ sở vật chất chưa được đảm bảo. Phòng ốc còn chặt hep, thiếu bàn ghế để bạn đọc ngồi, chưa có kệ sách.